Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD và hỗ trợ phanh khẩn cấp BA là bộ ba hệ thống an toàn đang trở thành tiêu chuẩn trên các xe ô tô hiện nay. Mặc dù, các hệ thống an toàn chủ động trên ô tô ngày càng hiện đại trong phòng tránh tại nạn, nhưng hệ thống phanh ABS, EBD, BA là nền tảng không thể thiếu và hầu như mẫu xe nào cũng được đang bị.

ABS được viết tắt từ cụm từ Anti-Lock Brake System và là tên gọi của hệ thống chống bó cứng phanh. Hệ thống chống bó cứng phanh này ra đời để khắc phục tình trạng phanh bó cứng lấy bánh xe thường xảy ra khi người lái đạp phanh gấp, khiến người lái mấy hoàn toàn khả năng điều khiển xe vì bánh xe bị trượt và mất kiểm soát.

Trong khi đó, EBD được viết tắt từ cụm từ Electronic Brake-Force Distribution và còn gọi là hệ thống phân bổ lực phanh điện tử. Như tên gọi, hệ thống này giúp phân bổ lực phanh tối ưu giữa 2 bánh trước và 2 bánh sau, giữa bánh bên trái và bánh bên phải khi vào các góc cua.


So với phanh ABS và EBD, hệ thống phanh BA (hoặc EBA) ra mắt muộn hơn. Hệ thống BA được viết tắt từ cụm từ Brake-Assist hay EBA được viết tắt từ cụm từ Emergency-Brake-Assist, cả 2 hệ thống đều được gọi chung là hệ thống hỗ trợ phanh gấp. Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA (hoặc EBA) sẽ tính toán dựa trên cảm biến tốc độ từ hệ thống phanh ABS và tốc độ nhấn phanh để hệ thống phát hiện người lái đang phanh khẩn cấp hay chỉ là hành động phanh thông thường. Nếu là một tình huống phanh khẩn cấp, hệ thống hỗ trợ lực phanh BA (hoặc EBA) sẽ lập tức bổ sung lực phanh tối đa giúp giảm quãng đường phanh.
Có thể thấy, cả ba hệ thống phanh có mối quan hệ với nhau mà nền tảng là hệ thống phanh ABS. Cả hai hệ thống EBD và EBA đều phải hoạt động dựa trên các cảm biến của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Tuy nhiên, một mình hệ thống phanh ABS sẽ không phát huy hiệu quả cao nhất, mà kết hợp cả ba hệ thống phanh ABS, EBD và EBA sẽ tạo nên một hệ thống phanh hoàn chỉnh.
—————————————————————————————————————-


